Cách xác định và vào lệnh giao dịch với Supply Demand? (Chap 2)

Cách xác định và vào lệnh giao dịch với Supply Demand? (Chap 2)

Bài viết này tôi sẽ trình bày 2 nội dung chính.

– Hướng dẫn cách xác định, cách vẽ 1 vùng Supply Demand.

– Cách giao dịch BUY/SELL, cách đặt Stop Loss, Take Profit.

Nếu bạn chưa biết, chưa hiểu Supply Demand là gì? Bạn có thể đọc lại nội dung bài viết này: Supply Demand là gì? Ý tưởng của chiến lược này?

Ok! giờ thì chúng ta vào bài viết, đi từng phần để bạn có thể hiểu hết nội dung.

Cách xác định vùng Supply Demand căn bản

Với mỗi vùng cung hay cầu đều có 2 dạng cơ bản là vùng tiếp diễn và vùng đảo chiều.

Xác định vùng Supply

Vùng supply (hay vùng cung) là vùng mà tại đó giá giảm điểm cực mạnh.

Có 2 loại vùng cung phổ biến: (1) RP – vùng đảo chiều và (2) CP – vùng tiếp diễn

(1) RP – dạng đảo chiều: Rally – Base – Drop

Vùng Supply dạng đảo chiều

Giá đi ngang sau 1 khoảng thời gian tăng, tạo ra 1 vùng nến sideway được gọi là Base (dịch là vùng cơ sở). Sau đó giảm mạnh bằng 1 cây nến thân dài. Vùng base này chính là vùng Supply dạng đảo chiều (RP)

Ví dụ minh họa thực tế:

Ví dụ vùng Suppy đảo chiều
Ví dụ vùng Supply đảo chiều

6 thanh nến đi ngang trong tấm hình trên chính là vùng Base. Khi giá Vàng giảm mạnh, tạo cây nên đỏ thân dài, thì vùng Base này trở thành vùng Supply (RP) dạng đảo chiều.

(2) CP – dạng tiếp diễn: Drop – Base – Drop

Vùng Supply dạng tiếp diễn

Giá dừng giảm, tạo những cây nến sideway và sao đó tiếp tục giảm mạnh. Vùng giá đi ngang (Base) trong quá trình này sẽ chính là vùng Supply.

Ví dụ minh họa chi tiết:

Ví dụ vùng Suppy tiếp diễn
Ví dụ vùng Supply tiếp diễn

Xác định vùng Demand

Cũng tương tự như Supply. Chúng ta sẽ tập trung vào vùng Base và những cây nến tăng mạnh đột biến.

(1) Vùng Demand dạng đảo chiều RP – Drop Base Rally

Vùng Demand dạng đảo chiều
Vùng Demand dạng đảo chiều

Ví dụ thực tế:

Ví dụ vùng Demand đảo chiều
Ví dụ vùng Demand đảo chiều

Khi thị trường bật tăng tạo ra 1 cây nến xanh thân dài. Thì vùng Base sẽ chính là vùng Demand (Rp)

(2) Vùng Demand dạng tiếp diễn CP – Rally Base Rally

Ví dụ thực tế

Cách vào lệnh theo vùng Supply Demand

Nhắc lại: Tất cả những gì chúng ta cần làm chính là theo dõi những cây nến tăng hoặc giảm đột biến. Đây là dấu hiệu dòng tiền của các tổ chức lớn. Sau đó, mới là lúc chúng ta tìm kiếm điểm vào lệnh.

Hướng dẫn giao dịch với vùng Supply

Sau khi xác định được vùng Supply, công việc chính là: Canh SELL – Chờ giá quay lại (retest) vùng Supply, tìm điểm vào lệnh thích hợp và mở giao dịch SELL.

Ví dụ cụ thể:

Vùng màu vàng chính là vùng Supply của giá Vàng (XAU/USD).

(1) Khi giá quay trở lại vùng Supply và tạo 1 cây nến thân nhỏ, đây có thể là tín hiệu dừng tăng.

Mở 1 lệnh SELL (Risk:Reward = 1:2 = 1 phần rủi ro đổi 2 phần lợi nhuận)

+ Stop Loss: Nằm trên vùng Supply vài pip, tránh bị thị trường quét SL.

+ Take Profit: chính là vùng Demand bên dưới.

Kết quả: Giá giảm mạnh, chạm TP.

Một ví dụ khác cũng về giá vàng.

(1) Giá tăng, đi vào vùng Supply và bắt đầu có tín hiệu tăng chậm trở lại, tạo 1 cây nến xanh thân nhỏ.

Mở 1 lệnh SELL (Risk:Reward = 1:3 = 1 phần rủi ro đổi 3 phần lợi nhuận)

+ Stop loss: Nằm phía trên vùng Supply vài pip.

+ Take Profit: Vùng Demand bên dưới (như hình).

Kết quả: Giá giảm mạnh và chạm TP.

Hướng dẫn giao dịch với vùng Demand

Đầu tiên là xác định vùng Demand, tiếp theo sẽ là canh BUY. Chờ giá retest vùng Demand, tạo tín hiệu đảo chiều tăng => Mở giao dịch BUY.

Ví dụ cụ thể: Lệnh BUY vàng (XAU/USD).

Giá vàng giảm trở lại vùng Demand, tạo tín hiệu đảo chiều.

Vào lệnh BUY Gold:

+ Đặt Stop Loss dưới vùng Demand

+ Đặt Take Profit ở 2 vùng Supply.

Kết quả, giá tăng chạm cả TP1 và TP2.

Thật là bài đã dài quá rồi. Tôi sẽ để dành cho tập sau với bài thực chiến. Tại sao nên dùng biểu đồ ngày? và khi nào thì các vùng Supply Demand không còn ý nghĩa?

Những channel đừng nên bỏ qua:

Liên hệ với tôi:

  • Zalo: 0975021280