Price Action: Các thế SELL (Chap 10)
Lời cam kết: Nếu bạn làm đúng và thuần thục những điều dưới đây, bạn sẽ kiếm được tiền trên thị trường này.
Để viết bài này, tôi đã chuẩn bị 1 tài khoản kèm 6 tuần giao dịch. Tổng hợp các ví dụ làm bằng chứng cho những kiến thức dưới đây. Hi vọng đây sẽ là bài viết mà bạn đang tìm.
Bài dài, gồm các phần:
– Nhắc lại kiến thức về Downtrend và cản (Key level và Fibonacci)
– 5 thế hợp lưu có minh họa
– Nến tín hiệu, cách đặt SL cho phù hợp.
Các set up cơ bản
Biểu đồ nến H4 + view thêm tín hiệu nến ở H1, riêng với Gold tôi thường soi nến ở H1 (nhưng chỉ là Gold thôi nhé). Không view nến ở khung thời gian nhỏ (M30, M15…). Nếu bạn là người mới, nên đánh nến Day + H4.
Một số cặp tiền chủ đạo: XAU/USD, Họ nhà USD (GBP/USD, EUR/USD, NZD/USD, USD/CHF) và 2 cặp họ JPY (EUR/JPY, GBP/JPY). Hiểu gì thì list đó, ăn nằm nhiều với 1 số cặp chủ đạo. Ví dụ như USD/JPY hoặc họ nhà CAD tôi sẽ không bao giờ thò vào.
5 Thế SELL
Downtrend – xu hướng giảm
Đọc lại 2 bài này để hiểu về Downtrend:
– Downtrend là gì? Tất tần tật về Downtrend (xu hướng giảm).
– Lý Thuyết Dow – Xu thế Downtrend và 3 giai đoạn.
Với tôi, Xu hướng giảm (Downtrend) bắt đầu từ 1 cây nến gãy trend tăng + Break out vùng hỗ trợ và đí xuống. Cây nến đánh dấu trên hình tôi sẽ gọi là cây nến chủ (Rất quan trọng).
Ví dụ: USD/CHF – nến chủ giảm mạnh, gãy trend tăng và break out vùng hỗ trợ.
Hoặc như GBP/JPY
Kinh nghiệm: Nến chủ là tín hiệu cực kỳ quan trọng. Vì để đảo chiều xu hướng (Gãy trend và Break Out Hỗ trợ), cần 1 lực giảm mạnh để xác nhận. Sau cây nến chủ là lúc vào việc: Tìm Cơ Hội SELL.
Vùng cản
Kháng cự/Hỗ trợ, Key Level hay vùng Supply/Demand tôi sẽ gọi chung là cản. Lưu ý: Cản là 1 vùng, không phải 1 điểm. Ngoài ra, trong chuỗi Price Action này, tôi có đưa thêm vào cản Fibonacci với 3 vùng (0.382 – 0.5 – 0.618)
Những bài viết phải đọc:
– Hỗ trợ/kháng cự là gì? Tất tần tật về cản.
– Supply/Demand là gì? Từ A -> Z về nó.
Kinh nghiệm: Downtrend là yếu tố đầu tiên và cản là yếu tố thứ 2. Bạn có thể kết hợp thêm chỉ báo, càng nhiều các yếu tố, xác suất vào lệnh của bạn càng giảm => Tỷ lệ chết cũng thấp dần.
Hợp lưu Trend cản và các thế SELL
Chúng ta sẽ nói về hợp lưu trước, sau đó mới tới tín hiệu nến.
Có nhiều thế đánh hợp lưu, tôi sẽ list ra khoản 4 thế có xác suất thắng cao (do tôi kiểm chứng).
Thế 1: Hợp lưu retest trend tăng + cản
Gold rất hay có thế đánh kiểu kiểu này. Sập, test trend tăng + cản, rồi tiếp tục sập.
Kinh nghiệm: Chỉ nên vào lệnh đầu tiên khi giá quay lại retest trend tăng + cản.
Thế 2: Hợp lưu trend giảm + cản
Thế này quá dễ đánh rồi, ai cũng biết. Xác suất của thế đúng của thế đánh này tương đối cao. Lý do: Thị trường đã bước vào Downtrend, câu chuyện là chỉ ngồi đợi để SELL. Tôi đã tứng bóc trúng 1 đoạn liên hoàn SELL của EUR/JPY.
Hoặc USD/CHF. Hợp lưu cản + trendline giảm = SELL
Kinh nghiệm: Đây là thế đánh mà bạn phải học và hành nhuần nhuyển trong Downtrend. Đôi khi bạn chỉ cần bắt đúng 1 trend như thế, đánh đi đánh lại 1 bài như vậy cũng đủ cho lợi nhuận cả 1 tháng.
Thế 3: Hợp lưu cản + Fibo
Điều kiện cần cho thế đánh này: Giá vận động sau cây nến chủ. Hợp lưu Kháng cự + Fibo với tôi cũng đủ mạnh để vào những lệnh SELL. Liên hoàn SELL Gold tại các vùng hợp lưu – Ví dụ cụ thể:
Hoặc như đây, cú SELL Gold thơm nhất trong tài khoản Academy. Sau cây nến chủ giảm mạnh => Canh SELL. Kế hoạch: Đợi giá hồi về vùng hợp lưu cản + Fibo = SELL. Đây là thế đánh rất dễ kiếm ăn với Gold (XAU/USD): Sập mạnh > nẩy lên (cú hồi) > canh hợp lưu > SELL.
Kinh nghiệm: Đánh lần đầu, không đánh lần sau. Nghĩa là nếu giá quay đầu test lại thì bỏ.
Thế 4: Sell phá đáy
Hiểu đơn giản là: Thị trường đã bước vào Downtrend, giá tiếp tục phá ngưỡng Hỗ trợ (Break Out) và đi xuống. SELL phá đáy chính là SELL đuổi trong trường hợp này.
Hình như tài khoản Academy tôi chưa SELL phá đáy lần nào. Nói cho chuẩn là tính của tôi không thích SELL đuổi. Nay không SELL thì mai SELL, mai không SELL thì tuần sau SELL.
Thế 5: SELL đỉnh
Nghĩa là: Dự đoán giá sẽ đảo Trend (từ Up sang Down) và Break out khỏi vùng hỗ trợ và đi xuống. NZD/USD cú này được xem là bắt đỉnh, ăn may, SELL xuống. Đương nhiên có thể giải thích kiểu vùng phân phối, vùng quá mua, hay tín hiệu nến…. Nhưng chung quy vẫn là may mắn.
Kinh nghiệm: Phần lớn những thằng bắt đỉnh đáy mà tôi biết đều cụt tay. Hạn chế!
Vậy là tôi đã điểm qua hết các thế SELL, mọi thứ cũng rất là đơn giản. Dễ nắm bắt và thực hành. Giờ mới là phần khó: Nến và vấn đề đặt Stop Loss thế nào cho hợp lý.
Nến tín hiệu
Nến nủng chỉ có ý nghĩa khi nó xuất hiện ở hợp lưu thôi. Còn lại, đừng quan tâm làm gì.
Có 3 mẫu nến mà tôi rất là thích.
(i) Nến con Gấu – xem cho thật kỹ bài viết này: Nến Fakey và những cú lừa.
Xuất hiện ở cản, tạo Fakey – Fake break out (kéo râu trên dài sau đó cấm đầu thật mạnh đi xuống). Thuộc vào đặc sản của Gold và GBP/USD (Bộ đôi mất dạy) – bật lên để quét SL của phe SELL, kéo phe BUY vào và sau đó đảo chiều giảm mạnh. Nhẹ nhàng RIP hết cả 2 phe – Cực kì uy tín!
(ii) Bộ nến giảm mạnh (mô hình 2 nến) – Dân chuyên hay gọi là EG (Engulfing). Bộ nến này chỉ uy tín khi: Nến (1) là nến nhỏ, Nến (2) sẽ là 1 cây giảm mạnh.
Nói cho có bài vở sẽ là: Khi giá vào vùng cản (vùng tranh chấp), phe BUY và phe SELL sẽ liên tục hành động, vì thế mà biến động của cây nến (1) sẽ nhỏ lại. ĐÙNG! phe SELL dành chiến thắng, giá sập mạnh, tạo cây nến (2) giảm mạnh.
(iii) Bearish Pin Bar
Mẫu nến đầu hướng xuống và chân hướng lên. Xét về độ “thơm” thì với tôi nó không bằng 2 mẫu trên.
Cách đặt Stop Loss
(i) SL chủ động
Mức SL của tôi thường là: Không bao giờ được phép thua 1 lệnh quá 400$ với số vốn là 18000$ (~2,2%/lệnh).
Đặt Stop loss chủ động nghĩa là: Khi vào 1 lệnh Gold 0.5 lot tôi sẽ đặt SL maximun khoản 80 pip. Các cặp tiền khác tôi sẽ vào 0.8 lot/lệnh => SL max 50 pip.
Link tính lot vào lệnh: https://howtotradeblog.com/vi/tinh-lot/
(ii) SL đặt trên cây nến chủ
Nếu bạn SELL chủ động, nghĩa là đã có đầy đủ các nến tín hiệu. Vậy SL chỉ cần đặt bên trên cây nến chủ là Ok. Ví dụ như USD/CHF, nến chủ giảm trước đó, lực mạnh => Đặt SL bên trên cây nến chủ đó.
Kinh nghiệm: SL sao cũng được, SL xa cũng được, SL gần cũng xong. Nhưng không có SL thì thôi, đừng đọc thêm nữa, vì có đọc nữa cũng chết. Thắng thua là chuyện rất bình thường trên thị trường này, nhưng để cháy sạch, mất sạch thì bạn chính xác là 1 thằng ngu. Mà thằng ngu thì đừng nên đọc hay học kiến thức làm gì, mất thời gian.
Tổng kết
Nếu bạn là người mới, chỉ nên tập 1 chiêu 1 thức này thôi. Tập trung vào vài cặp tiền tệ, ăn ngủ với nó và chờ điểm SELL. Sai thì SL, đúng thì chia chốt. Làm đi làm lại nhiêu đó thôi, không chết đâu.
Vấn đề của giao dịch chính là tồn tại – Làm mọi cách để tồn tại. Những lệnh trong tài khoản Academy của tôi có thể không ăn nhiều, nhưng tuyệt đối không được phép để thua nhiều và tháo SL.
Cuối cùng, xin được phép nhắc lại: Giao dịch là trò chơi xác suất, và các phương pháp trên đây cũng vậy, chỉ là xác suất chứ không phải chén thánh. Quản lý vốn mới là kim chỉ nam, là chân lý trên thị trường này.
Vậy nhé! Bài sau sẽ tổng hợp các thế BUY. Nhanh nhanh kết thúc Price Action để chúng ta về với Wycoff, học thêm nhiều thế SELL chắc cú hơn nữa.
Những channel đừng nên bỏ qua:
- Channel học kiến thức: Mr.K Academy
- Facebook cá nhân: Phan Hiếu Kỳ
- Channel zalo chuyên Vàng: Giá Vàng Việt Nam
- Tiktok: Kỳ nói thật
Liên hệ với tôi:
- Zalo: 0975021280