Price Action là gì? Tại sao nó được ưa chuộng trong Trading (chap 1)

Price Action là gì? Tại sao nó được ưa chuộng trong Trading (chap 1)

Tôi sẽ khởi động chuỗi seri giao dịch với Price Action trên thị trường Forex, Gold, Crypto…

Trong seri này, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình về cách phân tích, nhìn nhận và vào lệnh dựa vào Price Action. Bao gồm:

– Lên kế hoạch chi tiết: Kế hoạch vốn, kế hoạch tâm lý, kế hoạch nạp kiến thức…

– Giao dịch theo kế hoạch

– Một số tips nhỏ để hạn chế các yếu tố tâm lý trong giao dịch.

– Tổng kết và thống kê cả quá trình thực chiến.

Ok! và giờ chúng ta sẽ đi vào bài đầu tiên trong chuỗi Seri này: Price Action là gì? Tại sao nó lại được ưa chuộng? Một số kiến thức nền bạn cần phải nghiên cứu trước.

Price Action là gì?

Price Action (hay còn gọi là PA) là phương pháp giao dịch theo hành động giá. Hiểu đơn giản là: Tất cả các quyết định vào lệnh của bạn sẽ dựa vào biểu đồ giá (tức là nến).

Trường phái Price Action được nhiều Trader yêu thích vì sự tinh gọn và tối giản. Không cần “màu mè” với các chỉ báo kỹ thuật hay các tin tức trading. Bạn chỉ cần tập trung vào biểu đồ và các biến động của giá sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của thị trường. Từ đó, bạn sẽ biết cần phải làm gì để kiếm được lợi nhuận.

Ý tưởng giao dịch với Price Action của tôi

– Trend là quan trọng nhất. Câu hỏi đầu tiên sẽ là: Thị trường đang trong xu hướng nào? Tăng (Uptrend), giảm (Downtrend) hay đi ngang (Sideway).

– Xác định các vùng cung cầu quan trọng. Tôi sẽ gọi đây chính là Key level (gọi tắc của các vùng cung cầu).

– Đợi giá phản ứng tại Key level, tạo ra các tín hiệu giao dịch.

– Tìm điểu Entry (vào lệnh), mức Stop Loss (cắt lỗ) và Take Profit (chốt lời).

Ý tưởng giao dịch với Price Action của tôi

Phong cách giao dịch của tôi khi nói về Price Action chính là 4 bước trên và trong chuỗi seri này, tôi sẽ chỉ viết và thực hành đúng 4 bước đó mà thôi. Với tôi, yếu tố quyết định để kiếm tiền trên bất cứ thị trường nào chính là tâm lý, là quản lý vốn, là kỷ luật, là kiên nhẫn. Còn về kiến thức, bạn chỉ cần làm đi làm lại đúng 4 bước trên là ok.

Tại sao Price Action được ưa chuộng?

Đường giá là indicator đáng tin cậy nhất

“Thị trường luôn luôn đúng”. Có thể bạn đã nghe câu này rồi, để tôi nhắc lại 1 lần nữa “Thị trường luôn luôn đúng”. Vì thế, bạn và tôi, chúng ta hãy tập trung vào giá để lắng nghe câu chuyện mà thị trường muốn kể.

Giao dịch theo Trend (xu hướng thị trường)

Price Action là phương pháp nương theo xu hướng để tìm điểm giao dịch an toàn. Với tôi, đây là ưu điểm lớn nhất của PA so với những chỉ báo kỹ thuật khác.

Người ta thường so sánh: chống lại xu hướng thị trường giống như việc bạn chặn đầu 1 đoàn tàu lao dốc, kết quả …. bạn tan sát. Không chống lại xu hướng chính là cách tốt nhất để bạn có thể tồn tại được thị trường.

Giao dịch theo Trend

Đỉnh cao của sự tinh gọn

“Càng đơn giản càng tốt”.

Trading không phải là có nhiều màn hình trước mặt, đặt vào đó nhiều loại đồ thị và các chỉ báo kỹ thuật. Đừng cố chạy theo những thứ phức tạp và rối rắm, chúng chỉ làm cho bạn mệt mỏi và dễ bị cuốn vòng xoáy giao dịch của thị trường mà thôi.

Hãy bắt đầu với sự đơn giản, để tâm trí của bạn nhẹ nhàng và điềm tĩnh.

Price Action là đỉnh cao của sự tinh gọn
Price Action là đỉnh cao của sự tinh gọn

Tính linh hoạt

Price Action là hành động giá, trading theo Price Action nghĩa là giao dịch dựa trên diễn biến của giá. Vì thế, bất kể thị trường nào, bạn cũng đều có thể ứng dụng Price Action để phân tích và dự đoán. Coin, Dầu, Vàng, Forex… hay chứng khoán, tất cả bạn đều có thể sử dụng PA để làm phương pháp giao dịch.

Không những thế, bạn có thể sử dụng PA để Scalping với M15, hoặc Swing với khung D1… Tùy vào phong cách trading của bạn, Price Action đều có thể đáp ứng được.

Một số kiến thức bạn phải chuẩn bị

Tôi đã chuẩn bị sẵn 1 số bài cực kì chi tiết để bạn có thể đọc. Đây là những kiến thức nền tảng để bạn nắm bắt về Price Action.

– Trend là gì? Cách xác định Trend? Đọc thật kỹ 4 bài viết này:

Kiến thức về Uptrend, Downtrend và Sideway
Kiến thức về Uptrend, Downtrend và Sideway

– Về cách xác định vùng Supply Demand (Vùng cung cầu), gọi chung là Key Level, bạn chỉ cần đọc 1 bài viết này: Hướng dẫn cách xác định vùng Supply Demand.

– Về nến, tôi chỉ cần bạn biết 2 mẫu nến: (i) Nến tăng/giảm mạnh Marubozu và (ii) Nến rút chân Pin Bar. Vì thế, bạn cần đọc 2 bài này:

– Quản lý vốn theo tỷ lệ R:R (Risk : Reward), với giá trị 1R = 2% tổng số vốn. Xem bài viết này: Cách quản lý vốn theo R:R

Dễ đọc, dễ hiểu, dễ nắm bắt. Hãy cứ nạp 1 số các kiến thức nền tảng. Bài viết sau, tôi sẽ lên các kế hoạch cơ bản để thực chiến với Price Action: Vốn, thời gian, tâm lý….

Lệnh thực chiến đang treo hiện tại

Tuy chưa hướng dẫn chuyên sâu về Price Action, nhưng bạn nên học cách xem thị trường để dần làm quen với phương pháp.

– SELL EUR/USD: 1.1815 (SL 30 pip. TP 90 pip) => R:R = 1:3 (1 phần rủi ro đổi 3 phần lợi nhuận).

Lý do vào lệnh:

+ Chart ngày: EUR/USD đang nằm trong Downtrend, giá hồi về vùng Supply.

Lý do Sell EUR/USD
Lý do Sell EUR/USD

+ Chart 4h, tín hiệu chính là cây nến đỏ đảo chiều giảm cực mạnh mà tôi đánh dấu. Vậy là chúng ta có đầy đủ cả 3 yếu tố vào lệnh SELL đúng chuẩn Price Action: Downtrend, giá hồi lại vùng Supply và tạo tín hiệu nến đảo chiều.

Lệnh SELL EUR/USD
Lệnh SELL EUR/USD

– Plan hiện tại: GBP/JPY. Cặp tiền này đang vào vùng Supply trong Downtrend. Cái tôi đang chờ chính là 1 tín hiệu đảo chiều giảm giá (1 cây nến giảm mạnh chẳng hạn).

Kế hoạch giao dịch GBP/JPY
Kế hoạch giao dịch GBP/JPY

Rồi bạn sẽ quen với phong cách Price Action của tôi: Luôn luôn có kế hoạch giao dịch rõ ràng và chỉ giao dịch đúng với kế hoạch đã đề ra.

Ok! Đợi bài viết sau bạn nhé.

Những channel đừng nên bỏ qua:

Liên hệ với tôi:

  • Zalo: 0975021280