Nến xác nhận: Lệnh BUY (Chap 5)

Nến xác nhận: Lệnh BUY (Chap 5)

Tiếp tục trong chuỗi seri Price Action, tôi sẽ chia làm 2 bài về nến xác nhận để vào lệnh: 1 bài trong Uptrend và 1 bài trong Downtrend. Cho nó ngắn để bạn đọc, ngẫm và hiểu, đồng thời tôi làm hình cũng nhẹ nhàng hơn.

Kinh nghiệm của tôi: Vui lòng đừng bao giờ dự đoán xu hướng thị trường. Điều này cực kỳ quan trọng, nên tôi nhắc lại: ĐỪNG BAO GIỜ DỰ ĐOÁN THỊ TRƯỜNG. Những điều bạn cần làm là phân tích và lên kế hoạch, chờ đợi thị trường tạo xác nhận và sau cùng mới là hành động.

Lý do: Ví dụ như bạn dự đoán thị trường tăng, những gì trong đầu bạn sẽ là: BUY, BUY, BUY…. Cho dù thị trường có giảm, bạn vẫn sẽ cố BUY để rồi BYE BYE tài khoản. Không ai biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra, vì thế hãy đưa ra các kịch bản cho thị trường, lên kế hoạch cho từng kịch bản đó. Cuối cùng, đợi thị trường kể câu chuyện của mình.

Cam kết: Bài viết về nến xác nhận này sẽ tập trung vào 1 cây nến duy nhất. Không bày vẽ mô hình 2, 3 nến tiếng tây tiếng tàu. Không dùng thuật ngữ nến đảo chiều làm hiểu lầm về khái niệm giao dịch đảo chiều xu hướng.

Lý thuyết Dow là gì? Nền tảng của mọi thị trường (Chap 3 – phải đọc)

Lý thuyết Dow là gì? Nền tảng của mọi thị trường (Chap 3 – phải đọc)

Nền tảng của phân tích kỹ thuật, nền tảng của mọi thị trường chính là đây: Lý thuyết Dow. Trước khi bạn bước vào chuỗi seri học và hành Price Action, bạn phải hiểu bản chất thị trường, hiểu cả tâm lý giao dịch…. và vì thế, tôi phải viết về nó.

Lời cam kết: Đây sẽ là 1 bài viết dài, nhưng chắc chắn hay, thời gian bạn bỏ ra cho nó sẽ không hề lãng phí. Tôi sẽ dùng thị trường vàng và Crypto (tiền điện tử) để mô tả về lý thuyết này.

Qua bài viết này, tôi sẽ chứng rằng: Lý thuyết Dow không phải chỉ là lý thuyết, nó tồn tại hàng trăm năm qua và nó đúng cho mọi thị trường.

Lên kế hoạch trở thành trader: Chuẩn bị để tồn tại (chap 2)

Lên kế hoạch trở thành trader: Chuẩn bị để tồn tại (chap 2)

Đây có thể sẽ là bài quan trọng nhất trong chuỗi seri Price Action này, tôi sẽ bôi đen dòng chữ “bài quan trọng nhất“. Lý do: Vì nó thiết thực.

Trong tất cả các bài viết của mình, tôi đều nhấn mạnh 2 chữ: TỒN TẠI. Vì thế, chuẩn bị và kế hoạch là để hướng đến 1 mục tiêu duy nhất: TỒN TẠI. Tin tôi đi, chỉ cần bạn TỒN TẠI được, tự nhiên bạn sẽ kiếm được tiền. Và giờ, chúng ta vào bài.

Price Action là gì? Tại sao nó được ưa chuộng trong Trading (chap 1)

Price Action là gì? Tại sao nó được ưa chuộng trong Trading (chap 1)

Tôi sẽ khởi động chuỗi seri giao dịch với Price Action trên thị trường Forex, Gold, Crypto…

Trong seri này, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình về cách phân tích, nhìn nhận và vào lệnh dựa vào Price Action. Bao gồm:

– Lên kế hoạch chi tiết: Kế hoạch vốn, kế hoạch tâm lý, kế hoạch nạp kiến thức…

– Giao dịch theo kế hoạch

– Một số tips nhỏ để hạn chế các yếu tố tâm lý trong giao dịch.

– Tổng kết và thống kê cả quá trình thực chiến.

Ok! và giờ chúng ta sẽ đi vào bài đầu tiên trong chuỗi Seri này: Price Action là gì? Tại sao nó lại được ưa chuộng? Một số kiến thức nền bạn cần phải nghiên cứu trước.

Quản lý vốn: Gồng lỗ, nhồi lệnh

Quản lý vốn: Gồng lỗ, nhồi lệnh

Hiểu đơn giản thế này: Bạn dự đoán Gold (XAU/USD) sẽ tăng giá, bạn vào 1 lệnh BUY. Giá giảm, càng giảm bạn càng BUY, thậm chí giao dịch với khối lượng càng lớn. Chỉ cần giá Vàng hồi (tăng trở lại), tài khoản của bạn sẽ hòa vốn ban đầu hoặc thậm chí có lợi nhuận.

Trong giao dịch Forex, tôi gọi hành động trên chính là: Gồng lỗ, nhồi lệnh và trung bình giá.

Trailing Stop là gì?

Trailing Stop là gì? Phong cách quản lý vốn không có điểm chốt lời

Bạn sử dụng Stop Loss để hạn chế mức rủi ro thấp nhất khi sai và Trailing Stop để nâng mức lợi nhuận lên càng nhiều càng tốt khi bạn đúng. Đây chính là nguyên tắc để tồn tại và kiếm tiền trên thị trường này.

Vậy Trailing Stop là gì? Tại sao nó quan trọng với Trader? Làm thế nào để sử dụng nó trong giao dịch? Tất tần tật các điều đó sẽ được trả lời trong bài viết này.